_Giang Thanh Thi, OP_
Tôi đang được sống trong tuần thánh. Đây là những ngày cao điểm trong năm Phục vụ, đặc biệt Tam Nhật Thánh. Tôi được dành nhiều thời gian để cầu nguyện, để suy niệm, để chiêm niệm. Có những lúc tôi ngồi trước Thánh Thể, có lúc ngồi dưới chân Thập giá. Tôi khao khát an hưởng, nếm cảm nguồn tình yêu cao cả của Thiên Chúa. Tôi xin Chúa Thánh Thần giúp tôi được chìm sâu trong ân sủng để hiểu, để cảm, để hưởng…nguồn tình yêu vô tận.
YÊU LÀ MUỐN NÊN GIỐNG
Cách đây một tháng, Hội Thánh cử hành trọng thể mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể qua biến cố Truyền Tin. Với tiếng “xin vâng” của Đức trinh Nữ Maria, Thiên Chúa bắt đầu thực hiện chương trình Cứu độ: Ngôi Hai Thiên Chúa được thụ thai trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria. Chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, tôi thấy thật hạnh phúc và cũng đầy kinh ngạc. Từ lúc được đầu thai, xét về mặt sinh lý, Ngôi Hai Thiên Chúa đã giống như tôi mọi đàng. Ngài rất cao sang, nhưng từ đây, Ngài rất gần tôi. Thiên Chúa rất uy quyền, từ đây, Ngài mỏng dòn như tôi, dĩ nhiên Ngài chỉ khác tôi là không hề phạm tôi “ Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15). Ngài cũng phải lệ thuộc vào thời gian và không gian như tôi. Ngài cần phải chờ đợi đủ ngày đủ tháng trong lòng mẹ như tôi mới có thể ra chào đời. Khi chào đời làm người, Ngài cũng được đặt cho một cái tên như tôi, tên Giê-su. Ngài phải cần được nuôi dưỡng như tôi để lớn lên. Ngài phải cần học như tôi để mở mang trí tuệ và có kinh nghiệm sống. Kinh Thánh đã nói về Ngài rất rõ: “ Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Hr 5,8). Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa đã muốn nên giống tôi, bởi vì Ngài yêu tôi. Như thế, từ khi Nhập Thể, Chúa Giê-su đã trút bỏ vinh quang đồng hàng với Thiên Chúa, Ngài trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế (Pl 2,6-7). Từ nay, tôi hay bất cứ ai trong phận người, không có lý do gì để phải mặc cảm vì sự yếu đuối mỏng dòn của mình.
YÊU LÀ MUỐN Ở GẦN
Vâng, trong suy niệm, Chúa Thánh Thần tiếp tục dạy cho tôi. Theo tâm lý con người, tình yêu thích được ở gần nhau. Thiên Chúa siêu việt nhưng khi đến với con người, Ngài cũng theo cách thế của con người. Ngài đã có sáng kiến là Ngài phải có một thân xác giống như tôi, để tôi cảm thấy Ngài gần tôi. Tiếp theo, nếu chỉ trong thân xác, con người không thể ở bên nhau mãi mãi, bởi vì phận người ai cũng phải chết. Chúa Giê-su cũng phải chết. Nhưng trước khi chết, Chúa Giê-su đã làm một điều kỳ diệu để Ngài không bao giờ phải lìa xa tôi, xa nhân loại, bằng cách Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể. Mẹ Hội Thánh dạy rằng: “ Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trong bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể: với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong bí tích Thánh Thể, Đức Ki-tô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu” (Bản toát yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo số 282). Đặc biệt khi tôi được đón rước, được ăn Thịt và uống Máu Chúa, tôi được trở nên một với Chúa, được sống trong Chúa và được sống đời đời: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Thánh Phao-lô đã phải vui mừng reo lên: “tôi sống, nhưng không phải tôi sống. Mà chính là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)
YÊU LÀ MONG ĐƯỢC ĐÓN NHẬN
Niềm vui của Thiên Chúa là “niềm vui của tình yêu - amoris laetitia”, niềm vui của sự trao tặng. Đọc kinh thánh, rất nhiều chỗ đã mạc khải cho tôi để tôi xác tín về tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi đối với tôi. Ở đây tôi chỉ muốn trích một câu trong sách Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho biết về tình yêu của Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, “để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Với ngôi Thánh Thần, Chúa Thánh Thần cũng đã dùng quyền năng để tác động trong Chúa Giêsu cho công trình yêu thương này, từ lúc Chúa Giê-su được đầu thai (Lc 1, 35) cho đến khi Ngài và trao Thần Khí (Ga 19, 30). Còn Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa thì sao? Ôi làm sao kể xiết, suốt cuộc đời Ngài chỉ sống vì yêu: yêu bằng lời nói, yêu bằng ánh mắt, yêu bằng đôi tay, yêu bằng môi miệng, yêu bằng đôi chân, yêu với trái tim và toàn thân, kinh thánh kể rằng: “Ra khỏi thuyền, Chúa Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6,34) Lời tâm sự của Chúa Giê-su với các môn đệ về tình yêu của Ngài: “Chúa Cha đã yêu mến Thấy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,10). Tình yêu của Chúa Giê-su như điên cuồng, dù bị phản bội như Giuda, Ngài vẫn yêu. Dù bị chối từ như Phê-rô, Ngài vẫn yêu. Dù bị các môn đệ bỏ trốn, Ngài vẫn yêu. Dù bị đám quân tàn ác, đánh đập, giết chết… Ngài vẫn yêu. Giữa lúc bị con người xử tệ bạc, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ở lại với họ: “Đây là Mình Thầy đã hiến tế vì anh em..” (x.Mt 26,28; Mc14, 24; 1Cr 11, 24; Lc 22,19).
TỰ VẤN
Chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu, miệng tôi như câm lại, lưỡi tôi như cứng đờ, tim tôi như ngừng đập, đầu óc tôi tối mù…Tại sao Chúa yêu nhân loại đến thế? Chúa đón nhận lại được gì? Tôi cảm thấy tê tái! Tôi cảm thấy quặn đau vì đã nhiều lần vô tình trước tình yêu vô biên của Chúa. Tôi tự vấn lòng mình: Tình yêu đến cùng của Chúa đã tác động đến trái tin tôi được bao nhiêu? Bí tích Thánh Thể gây ảnh hưởng thế nào cho cuộc đời tôi? Thánh lễ được tôi yêu mến đến mức nào? Tôi tham dự Thánh lễ với lòng thành kính đo được mấy mươi? Rước Mình Máu Chúa sinh được hiệu quả bao nhiêu cho cuộc đời tôi? Mình Máu Thánh Chúa đã biến đổi đời tôi như thế nào? Tôi có nhận ra mình dại dột khi bỏ của “trọng” tìm lấy của “hèn” không? Tôi có thấy xót xa khi nhìn thấy anh em tôi đang chết đói bên bàn tiệc không? Tôi có nghe được tiếng lòng Chúa như người môn đệ Chúa yêu không? Tôi cần phải làm gì? Phải đóng góp gì cho kế hoạch tình yêu?
Cầu Nguyện:
Lạy Cha! xin thương xót chúng con. Xin Cha lấy lòng từ bi nhìn đến đại gia đình nhân loại chúng con. Chính vì gia đình này mà Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con, không ngần ngại phó mình trong tay kẻ dữ và cam chịu khổ hình thập giá. Chúa Giêsu đã đón nhận cực hình như thế là vì yêu. Chúa sống vì yêu và chết cũng vì yêu. Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu. Bí tích Thánh Thể là hành vi cuối cùng Chúa muốn thực hiện vì yêu. Mình Máu Chúa là lương thực nuôi dưỡng, làm cho con trở nên con người của tình yêu. Xin cho chúng con biết khao khát đón nhận lương thực cao quý này mỗi ngày, và xin biến đổi chúng con được nên một với Chúa, được trở thành tình yêu như Chúa đã là tình yêu. Amen
YÊU LÀ MUỐN NÊN GIỐNG
Cách đây một tháng, Hội Thánh cử hành trọng thể mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể qua biến cố Truyền Tin. Với tiếng “xin vâng” của Đức trinh Nữ Maria, Thiên Chúa bắt đầu thực hiện chương trình Cứu độ: Ngôi Hai Thiên Chúa được thụ thai trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria. Chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, tôi thấy thật hạnh phúc và cũng đầy kinh ngạc. Từ lúc được đầu thai, xét về mặt sinh lý, Ngôi Hai Thiên Chúa đã giống như tôi mọi đàng. Ngài rất cao sang, nhưng từ đây, Ngài rất gần tôi. Thiên Chúa rất uy quyền, từ đây, Ngài mỏng dòn như tôi, dĩ nhiên Ngài chỉ khác tôi là không hề phạm tôi “ Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15). Ngài cũng phải lệ thuộc vào thời gian và không gian như tôi. Ngài cần phải chờ đợi đủ ngày đủ tháng trong lòng mẹ như tôi mới có thể ra chào đời. Khi chào đời làm người, Ngài cũng được đặt cho một cái tên như tôi, tên Giê-su. Ngài phải cần được nuôi dưỡng như tôi để lớn lên. Ngài phải cần học như tôi để mở mang trí tuệ và có kinh nghiệm sống. Kinh Thánh đã nói về Ngài rất rõ: “ Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Hr 5,8). Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa đã muốn nên giống tôi, bởi vì Ngài yêu tôi. Như thế, từ khi Nhập Thể, Chúa Giê-su đã trút bỏ vinh quang đồng hàng với Thiên Chúa, Ngài trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế (Pl 2,6-7). Từ nay, tôi hay bất cứ ai trong phận người, không có lý do gì để phải mặc cảm vì sự yếu đuối mỏng dòn của mình.
YÊU LÀ MUỐN Ở GẦN
Vâng, trong suy niệm, Chúa Thánh Thần tiếp tục dạy cho tôi. Theo tâm lý con người, tình yêu thích được ở gần nhau. Thiên Chúa siêu việt nhưng khi đến với con người, Ngài cũng theo cách thế của con người. Ngài đã có sáng kiến là Ngài phải có một thân xác giống như tôi, để tôi cảm thấy Ngài gần tôi. Tiếp theo, nếu chỉ trong thân xác, con người không thể ở bên nhau mãi mãi, bởi vì phận người ai cũng phải chết. Chúa Giê-su cũng phải chết. Nhưng trước khi chết, Chúa Giê-su đã làm một điều kỳ diệu để Ngài không bao giờ phải lìa xa tôi, xa nhân loại, bằng cách Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể. Mẹ Hội Thánh dạy rằng: “ Chúa Giê-su Ki-tô hiện diện trong bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể: với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong bí tích Thánh Thể, Đức Ki-tô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu” (Bản toát yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo số 282). Đặc biệt khi tôi được đón rước, được ăn Thịt và uống Máu Chúa, tôi được trở nên một với Chúa, được sống trong Chúa và được sống đời đời: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Thánh Phao-lô đã phải vui mừng reo lên: “tôi sống, nhưng không phải tôi sống. Mà chính là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)
YÊU LÀ MONG ĐƯỢC ĐÓN NHẬN
Niềm vui của Thiên Chúa là “niềm vui của tình yêu - amoris laetitia”, niềm vui của sự trao tặng. Đọc kinh thánh, rất nhiều chỗ đã mạc khải cho tôi để tôi xác tín về tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi đối với tôi. Ở đây tôi chỉ muốn trích một câu trong sách Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho biết về tình yêu của Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, “để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Với ngôi Thánh Thần, Chúa Thánh Thần cũng đã dùng quyền năng để tác động trong Chúa Giêsu cho công trình yêu thương này, từ lúc Chúa Giê-su được đầu thai (Lc 1, 35) cho đến khi Ngài và trao Thần Khí (Ga 19, 30). Còn Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa thì sao? Ôi làm sao kể xiết, suốt cuộc đời Ngài chỉ sống vì yêu: yêu bằng lời nói, yêu bằng ánh mắt, yêu bằng đôi tay, yêu bằng môi miệng, yêu bằng đôi chân, yêu với trái tim và toàn thân, kinh thánh kể rằng: “Ra khỏi thuyền, Chúa Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6,34) Lời tâm sự của Chúa Giê-su với các môn đệ về tình yêu của Ngài: “Chúa Cha đã yêu mến Thấy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,10). Tình yêu của Chúa Giê-su như điên cuồng, dù bị phản bội như Giuda, Ngài vẫn yêu. Dù bị chối từ như Phê-rô, Ngài vẫn yêu. Dù bị các môn đệ bỏ trốn, Ngài vẫn yêu. Dù bị đám quân tàn ác, đánh đập, giết chết… Ngài vẫn yêu. Giữa lúc bị con người xử tệ bạc, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ở lại với họ: “Đây là Mình Thầy đã hiến tế vì anh em..” (x.Mt 26,28; Mc14, 24; 1Cr 11, 24; Lc 22,19).
TỰ VẤN
Chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu, miệng tôi như câm lại, lưỡi tôi như cứng đờ, tim tôi như ngừng đập, đầu óc tôi tối mù…Tại sao Chúa yêu nhân loại đến thế? Chúa đón nhận lại được gì? Tôi cảm thấy tê tái! Tôi cảm thấy quặn đau vì đã nhiều lần vô tình trước tình yêu vô biên của Chúa. Tôi tự vấn lòng mình: Tình yêu đến cùng của Chúa đã tác động đến trái tin tôi được bao nhiêu? Bí tích Thánh Thể gây ảnh hưởng thế nào cho cuộc đời tôi? Thánh lễ được tôi yêu mến đến mức nào? Tôi tham dự Thánh lễ với lòng thành kính đo được mấy mươi? Rước Mình Máu Chúa sinh được hiệu quả bao nhiêu cho cuộc đời tôi? Mình Máu Thánh Chúa đã biến đổi đời tôi như thế nào? Tôi có nhận ra mình dại dột khi bỏ của “trọng” tìm lấy của “hèn” không? Tôi có thấy xót xa khi nhìn thấy anh em tôi đang chết đói bên bàn tiệc không? Tôi có nghe được tiếng lòng Chúa như người môn đệ Chúa yêu không? Tôi cần phải làm gì? Phải đóng góp gì cho kế hoạch tình yêu?
Cầu Nguyện:
Lạy Cha! xin thương xót chúng con. Xin Cha lấy lòng từ bi nhìn đến đại gia đình nhân loại chúng con. Chính vì gia đình này mà Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con, không ngần ngại phó mình trong tay kẻ dữ và cam chịu khổ hình thập giá. Chúa Giêsu đã đón nhận cực hình như thế là vì yêu. Chúa sống vì yêu và chết cũng vì yêu. Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu. Bí tích Thánh Thể là hành vi cuối cùng Chúa muốn thực hiện vì yêu. Mình Máu Chúa là lương thực nuôi dưỡng, làm cho con trở nên con người của tình yêu. Xin cho chúng con biết khao khát đón nhận lương thực cao quý này mỗi ngày, và xin biến đổi chúng con được nên một với Chúa, được trở thành tình yêu như Chúa đã là tình yêu. Amen