Theo Huấn thị Verbi Sponsa: “Các nữ đan sĩ hoàn toàn sống chiêm niệm trở nên đồng hình đồng dạng cách đặc biệt và triệt để với Chúa Giêsu Kitô cầu nguyện ở trên núi, và với mầu nhiệm Vượt Qua của Người, đó là Khổ nạn và Phục Sinh”[1]. Thật vậy, rút lui khỏi thế gian để dành trót đời mình trong nơi cô tịch cho cuộc sống cầu nguyện tha thiết hơn, thì không gì khác hơn là một cách thức đặc thù để sống và diễn lại Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, một cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Phục Sinh, một cuộc hành trình đi lên không ngừng về nhà Cha”[2].
Như vậy, ơn gọi Đa Minh là “Phục vụ Lời”. Nhưng chị đan sĩ thực hiện theo cách thế khác với anh em: “trong khi anh em loan giảng Danh Thánh Chúa Giêsu Kitô khắp nơi trên thế giới, thì các đan sĩ trong cô tịch, tìm kiếm, suy niệm và khẩn nài Người, ngõ hầu Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra được hoàn tất chứ không trở về vô ích” (x. Is 55,10)[4]
Các Đan sĩ dòng Giảng Thuyết được khởi đầu khi cha Thánh Đa Minh quy tụ tại đan viện Prouilhe một số phụ nữ trở lại đức tin công giáo, hiến thân cho một mình Thiên Chúa, và nối kết họ với công cuộc “giảng thuyết thánh” bằng sự cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Đối với các đan sĩ tiên khởi này và các nhóm được thành lập về sau. Thánh Đa Minh soạn cho chị em một bản luật sống để tuân giữ, và luôn tỏ tình chăm sóc đặc biệt. Sau đó ngài đã ký thác chị em như một thành phần của Dòng để anh em quan tâm đặc biệt.[5]
Như đã nói trên, ơn gọi Đa Minh là “phục vụ LỜI”, từ đó toàn thể đời sống chị đan sĩ Đa Minh xoay quanh “LỜI”, LỜI Ân Sủng - LỜI Cứu Độ.
b. Đan sĩ Đa Minh
Ngoài yếu tố là Đan sĩ theo nghĩa chung của Giáo Hội như nói trên, Đan sĩ Đa Minh còn có nét khác theo đặc sủng của Dòng. Đó là: “cũng như các anh em, các đan sĩ dòng Giảng Thuyết đều cố gắng hướng tới đức ái hoàn hảo đối với Thiên Chúa và tha nhân, khao khát ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Theo gương Đức Giêsu, đấng cứu chuộc nhân loại đã tự hiến hoàn toàn cho việc cứu độ chúng ta, anh chị em thâm tín rằng, mình chỉ thực sự là chi thể của Chúa Kitô khi tự hiến hoàn toàn cho các linh hồn”[3].Như vậy, ơn gọi Đa Minh là “Phục vụ Lời”. Nhưng chị đan sĩ thực hiện theo cách thế khác với anh em: “trong khi anh em loan giảng Danh Thánh Chúa Giêsu Kitô khắp nơi trên thế giới, thì các đan sĩ trong cô tịch, tìm kiếm, suy niệm và khẩn nài Người, ngõ hầu Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra được hoàn tất chứ không trở về vô ích” (x. Is 55,10)[4]
2. Nguồn gốc và Đấng sáng lập
Các Đan sĩ dòng Giảng Thuyết được khởi đầu khi cha Thánh Đa Minh quy tụ tại đan viện Prouilhe một số phụ nữ trở lại đức tin công giáo, hiến thân cho một mình Thiên Chúa, và nối kết họ với công cuộc “giảng thuyết thánh” bằng sự cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Đối với các đan sĩ tiên khởi này và các nhóm được thành lập về sau. Thánh Đa Minh soạn cho chị em một bản luật sống để tuân giữ, và luôn tỏ tình chăm sóc đặc biệt. Sau đó ngài đã ký thác chị em như một thành phần của Dòng để anh em quan tâm đặc biệt.[5]
3. Linh đạo đan sĩ Đa Minh theo Hiến Pháp
Như đã nói trên, ơn gọi Đa Minh là “phục vụ LỜI”, từ đó toàn thể đời sống chị đan sĩ Đa Minh xoay quanh “LỜI”, LỜI Ân Sủng - LỜI Cứu Độ.
a. Chiêm ngắm LỜI:
Đặc trưng của đời đan sĩ Đa Minh là gắn bó với Lời Chúa. “Như cô Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài (Lc10,39). Các đan sĩ được thu hút bởi Lời Chúa, quy hướng trọn cuộc đời về với Người. Thoát khỏi những xao xuyến và hư ảo của thế gian.[6]
b. Thấm nhuần LỜI:
Các đan sĩ Đa Minh thấm nhuần LỜI bằng “việc tuân giữ kỷ luật đời sống hoàn toàn chiêm niệm – sống đồng tâm nhất trí trong một nhà - tuyên khấn công khai những lời khuyên: khiết tịnh, khó nghèo và tuân phục. Với tâm hồn trong sạch và khiêm tốn, với việc chuyên cần suy chiêm, chị em yêu mến Đức Kitô, Đấng hằng ngự trong cung lòng Cha”[7].
c. Cử hành LỜI:
“Các đan sĩ dâng lên hy lễ ca ngợi Thiên Chúa, đặc biệt qua việc cử hành phụng vụ theo gương Giáo Hội Giêrusalem, được quy tụ nhờ giáo huấn của các tông đồ, và đồng tâm hiệp ý trong kinh nguyện hằng ngày (Cv 2,42), bằng việc kiên trì cầu nguyện cùng với Mẹ Maria.”[8]
“Giữa lòng Giáo Hội, sự tăng trưởng đức ái của chị em làm cho dân Chúa được phong nhiêu cách nhiệm mầu. Chính đời sống ẩn dật của chị em là lời loan báo mang tính cách ngôn sứ về Đức Kitô là hạnh phúc duy nhất, ngày nay trong ân sủng và ngày mai trong vinh quang (Rm 6,14; Gl 4,1-7)[9]
4. Thiết lập Đan Viện Đa Minh Việt Nam
a. Giai đoạn khởi đầu: Đan viện Đa Minh được bắt đầu hiện diện tại Việt Nam từ ngày 23.10.2002 tại TP Hồ Chí Minh, với sự chấp thuận của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận TP Hồ Chí Minh.
b. Giai đoạn thiết lập đan viện tự trị: Được sự phê chuẩn của Tòa Thánh, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc ban sắc lệnh và công bố Sắc lệnh Thiết lập Đan viện tự trị ngày 25.03.2014 trong Thánh Lễ tại Giáo xứ Ngũ Phúc, Giáo Phận Xuân Lộc.
5. Bổn Mạng: Đức Maria Chúa Thánh Linh.
Ngày kính: Lễ Chúa Thánh Thần
6. Nhân sự:
Các Đan viện Đa Minh hiện diện trên hầu hết các Châu lục (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á) trên thế giới với khoảng gần 200 Đan viện và bao gồm khoảng: 3.000 đan sĩ.
Tại Việt Nam gồm: 13 đan sĩ khấn trọng (01 chị đã về nhà Cha) - 04 đan sĩ khấn tạm - 02 tập sinh - 01 tiền tập sinh - 01 thanh tuyển sinh.
- Ngoài các Giờ Phụng Vụ Thánh theo Giáo Luật, các Đan sĩ Đa Minh mỗi ngày dành riêng hai giờ thong dong cầu nguyện thầm kín và Lectio Divina[10].
- Tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể. Để yêu mến tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, hàng ngày chị em luân phiên chầu Thánh Thể từ sau các giờ kinh phụng vụ ban sáng cho đến sau giờ kinh trưa theo chương trình cộng đoàn sắp xếp.[11]
- Học tập: nghiên cứu Thánh Khoa truy tìm Chân Lý, luyện tập các kỹ năng thực tiễn, sáng tạo… Phát triển con người toàn diện.
- Làm bánh lễ
7. Các sinh hoạt:
- Ngoài các Giờ Phụng Vụ Thánh theo Giáo Luật, các Đan sĩ Đa Minh mỗi ngày dành riêng hai giờ thong dong cầu nguyện thầm kín và Lectio Divina[10].
- Tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể. Để yêu mến tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, hàng ngày chị em luân phiên chầu Thánh Thể từ sau các giờ kinh phụng vụ ban sáng cho đến sau giờ kinh trưa theo chương trình cộng đoàn sắp xếp.[11]
- Học tập: nghiên cứu Thánh Khoa truy tìm Chân Lý, luyện tập các kỹ năng thực tiễn, sáng tạo… Phát triển con người toàn diện.
- Làm bánh lễ
- Thêu khăn thánh và khăn Rửa tội
- Chăn nuôi
- Chị em bắt ốc trong "Đất hứa"
- Chị em vui chơi "Tết Trung Thu"
- Chị em gói Bánh Chưng ngày Tết
8. Điều kiện tuyển sinh:
- Có ý hướng ngay lành
- Sức khỏe thể lý tốt.
- Trưởng thành tâm lý tương ứng với lứa tuổi.
- Trí phán đoán lành mạnh.
- Cởi mở - có khả năng sống cộng đoàn.
- Tuổi từ 18 đến 30 (những trường hợp ngoại lệ được phân định)
9. Liên hệ: Sr. A. Jeanne Nguyễn Thị Hào OP.
- Địa chỉ: 572 C Giáo xứ Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0375 974 007.- Email: [email protected].
Chú Thích
[1] Huấn thị Verbi Sponsa số 3 đ 1.
[2] Huấn thị Verbi Sponsa số 3 đ 5.
[3] LCM 1,II a (Sách Hiến Pháp các Đan Sĩ Dòng Giảng Thuyết)
[4] LCM 1, II b
[5] LCM 1, I
[6] LCM 1, III a
[7] LCM 1, IIIb
[8] LCM 1, I IV a
[9] LCM 1, V b
[10] LCM 93
[11] Chỉ nam Đan viện Đa Minh Ngũ Phúc